Thứ tư Ngày 24 Tháng 04 Năm 2024, 02:31:57

Khẳng định vị thế của Đảng trong tiến trình phát triển đất nước

Ngày đăng: 01/03/2023

Bài 2: Chất lượng thực tế cuộc sống hạnh phúc

QK2 – Ở bài trước đã đề cập, từ rất nhiều năm trở lại đây, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội mà các thế lực thù địch liên tục lặp đi lặp lại thành “điệp khúc”. Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), những kẻ cơ hội chính trị, phản động lại tiếp diễn chiêu trò đó. Một trong những luận điệu mà họ xuyên tạc là: “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là tổ chức của bản thân Đảng”; “Đảng không đại diện cho lợi ích quốc gia, dân tộc mà chỉ đại diện cho một nhóm người!?”; “Chế độ độc đảng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam khiến Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu” .

Báo tường của tuổi trẻ Lữ đoàn 406 khẳng định niềm tin với Đảng.


Sự thật hiển nhiên đã minh chứng, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Điều lệ Đảng qua các kỳ Đại hội khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Mục tiêu lý tưởng đó của Đảng đồng hành xuyên suốt cùng tiến trình phát triển đất nước. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc xâm lược, mục tiêu cao nhất của Đảng là đấu tranh giành độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Trong hòa bình xây dựng đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc được thể hiện ở mục tiêu: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa” gắn liền với thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu của Đảng gắn liền với “ham muốn tột bậc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã thổ lộ đầu năm 1946 khi trả lời các nhà báo nước ngoài: “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Thực tiễn lịch sử hơn 90 năm qua đã chứng minh mục tiêu của Đảng, của Bác Hồ ngày càng hiện hữu trên đất nước ta, với từng người dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mỗi giai đoạn lịch sử đều đạt những thành tựu to lớn, gắn với mục tiêu giành và giữ độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biến người dân từ thân phận nô lệ vươn lên làm chủ, có ruộng đất, có cuộc sống ngày càng ấm no. Những thành quả công cuộc đổi mới hơn 35 năm qua của đất nước khẳng định vai trò của Đảng đối với lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như với mỗi người dân. Tính đến năm 2022, Việt Nam đứng trong top 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới, top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4.000 USD…
Có lẽ, các thế lực thù địch đã cố tình quên lịch sử, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, từng đã có một số tổ chức đảng khác tranh quyền. Đơn cử trong giai đoạn khó khăn nhất ở thời điểm cách mạng đang trong thời kỳ trứng nước sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tình thế hiểm nguy “ngàn cân treo sợi tóc”. “Thù trong – giặc ngoài” câu kết, “giặc đói – giặc rốt – giặc ngoại xâm” hoành hành, xuyên tạc, nói xấu và chống lại Đảng, đả kích sự lãnh đạo của Đảng đối với chế độ mới, nhiều đảng phái đối lập ở trong nước như: Việt Cách (Việt Nam Cách mệnh đồng minh), Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng)… hoạt động mạnh, tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào các thế lực ngoại bang chờ thời cơ hạ bệ vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những tổ chức đảng đó rồi cũng tự bị loại bỏ, bởi lý do là không đại diện cho lợi ích của dân tộc; không đủ trí tuệ, bản lĩnh, uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng.
Lợi ích người dân, quyền sống của đại đa số người dân dưới sự lãnh đạo của Đảng được quốc tế đánh giá theo những chỉ số của cuộc sống người dân. Một trong những chỉ số khách quan được Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc thực hiện trong đánh giá chỉ số hạnh phúc thường niên, dựa cơ bản dựa vào các chỉ số tuổi thọ, sức khỏe, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội trong thời kỳ khó khăn, mức độ tham nhũng và lòng tin xã hội, độ rộng lượng của cộng đồng và người dân được tự do đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống… Những năm gần đây, chỉ số này của Việt Nam liên tục tăng, năm 2022 xếp thứ 77 so với 150 quốc gia được tổ chức này đánh giá. 
Đại dịch Covid-19, một thử thách đối với toàn nhân loại. Bằng những chính sách nhân văn vì sức khỏe người dân khẳng định nỗ lực của Đảng, Chính phủ Việt Nam đối phó với đại dịch để cả thế giới ngợi ca. Ngay sau đại dịch, năm 2022, những giải pháp ứng phó linh hoạt đã tạo bước phục hồi, tăng trưởng kinh tế xã hội thần kỳ, 8,02%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, Việt Nam là điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. US News & World Report – một công ty truyền thông của Mỹ chuyên xuất bản tin tức, ý kiến, tư vấn tiêu dùng, bảng xếp hạng và phân tích đã công bố, năm 2022, Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 của thế giới.
Một đất nước đang phát triển, một xã hội đang trong giai đoạn chuyển mình, vẫn còn những tồn tại, khuyết điểm nhưng chủ trương của Đảng là sai đâu sửa đấy. Một trong những biểu hiện là cuộc chiến chống tham nhũng đã và đang tiến hành quyết liệt, đạt những thành tựu quan trọng. Hãy nhìn vào thực tế cuộc sống của đại đa số người dân Việt Nam để đánh giá vai trò, kết quả lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Boubazine Abdelhamid – Đại sứ Algeria tại Việt Nam chia sẻ với báo chí trước thềm năm mới 2023: “Việt Nam, với tất cả những gì đã làm cho người dân của mình, các bạn có thể tự hào. Và tôi nghĩ người dân Việt Nam rất hạnh phúc, mọi người đều công nhận rằng Việt Nam là một đất nước rất an toàn”, bởi theo ông, “Việt Nam là một xã hội hòa bình, có giáo dục, không có bạo lực, người dân chan hòa”.
Ở bài trước đã đề cập, từ rất nhiều năm trở lại đây, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội mà các thế lực thù địch liên tục lặp đi lặp lại thành “điệp khúc”. Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), những kẻ cơ hội chính trị, phản động lại tiếp diễn chiêu trò đó. Một trong những luận điệu mà họ xuyên tạc là: “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là tổ chức của bản thân Đảng”; “Đảng không đại diện cho lợi ích quốc gia, dân tộc mà chỉ đại diện cho một nhóm người!?”; “Chế độ độc đảng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam khiến Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu” .
Sự thật hiển nhiên đã minh chứng, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Điều lệ Đảng qua các kỳ Đại hội khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Mục tiêu lý tưởng đó của Đảng đồng hành xuyên suốt cùng tiến trình phát triển đất nước. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc xâm lược, mục tiêu cao nhất của Đảng là đấu tranh giành độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Trong hòa bình xây dựng đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc được thể hiện ở mục tiêu: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa” gắn liền với thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu của Đảng gắn liền với “ham muốn tột bậc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã thổ lộ đầu năm 1946 khi trả lời các nhà báo nước ngoài: “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Thực tiễn lịch sử hơn 90 năm qua đã chứng minh mục tiêu của Đảng, của Bác Hồ ngày càng hiện hữu trên đất nước ta, với từng người dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mỗi giai đoạn lịch sử đều đạt những thành tựu to lớn, gắn với mục tiêu giành và giữ độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biến người dân từ thân phận nô lệ vươn lên làm chủ, có ruộng đất, có cuộc sống ngày càng ấm no. Những thành quả công cuộc đổi mới hơn 35 năm qua của đất nước khẳng định vai trò của Đảng đối với lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như với mỗi người dân. Tính đến năm 2022, Việt Nam đứng trong top 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới, top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4.000 USD…
Có lẽ, các thế lực thù địch đã cố tình quên lịch sử, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, từng đã có một số tổ chức đảng khác tranh quyền. Đơn cử trong giai đoạn khó khăn nhất ở thời điểm cách mạng đang trong thời kỳ trứng nước sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tình thế hiểm nguy “ngàn cân treo sợi tóc”. “Thù trong – giặc ngoài” câu kết, “giặc đói – giặc rốt – giặc ngoại xâm” hoành hành, xuyên tạc, nói xấu và chống lại Đảng, đả kích sự lãnh đạo của Đảng đối với chế độ mới, nhiều đảng phái đối lập ở trong nước như: Việt Cách (Việt Nam Cách mệnh đồng minh), Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng)… hoạt động mạnh, tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào các thế lực ngoại bang chờ thời cơ hạ bệ vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những tổ chức đảng đó rồi cũng tự bị loại bỏ, bởi lý do là không đại diện cho lợi ích của dân tộc; không đủ trí tuệ, bản lĩnh, uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng.
Lợi ích người dân, quyền sống của đại đa số người dân dưới sự lãnh đạo của Đảng được quốc tế đánh giá theo những chỉ số của cuộc sống người dân. Một trong những chỉ số khách quan được Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc thực hiện trong đánh giá chỉ số hạnh phúc thường niên, dựa cơ bản dựa vào các chỉ số tuổi thọ, sức khỏe, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội trong thời kỳ khó khăn, mức độ tham nhũng và lòng tin xã hội, độ rộng lượng của cộng đồng và người dân được tự do đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống… Những năm gần đây, chỉ số này của Việt Nam liên tục tăng, năm 2022 xếp thứ 77 so với 150 quốc gia được tổ chức này đánh giá. 
Đại dịch Covid-19, một thử thách đối với toàn nhân loại. Bằng những chính sách nhân văn vì sức khỏe người dân khẳng định nỗ lực của Đảng, Chính phủ Việt Nam đối phó với đại dịch để cả thế giới ngợi ca. Ngay sau đại dịch, năm 2022, những giải pháp ứng phó linh hoạt đã tạo bước phục hồi, tăng trưởng kinh tế xã hội thần kỳ, 8,02%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, Việt Nam là điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. US News & World Report – một công ty truyền thông của Mỹ chuyên xuất bản tin tức, ý kiến, tư vấn tiêu dùng, bảng xếp hạng và phân tích đã công bố, năm 2022, Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 của thế giới.
Một đất nước đang phát triển, một xã hội đang trong giai đoạn chuyển mình, vẫn còn những tồn tại, khuyết điểm nhưng chủ trương của Đảng là sai đâu sửa đấy. Một trong những biểu hiện là cuộc chiến chống tham nhũng đã và đang tiến hành quyết liệt, đạt những thành tựu quan trọng. Hãy nhìn vào thực tế cuộc sống của đại đa số người dân Việt Nam để đánh giá vai trò, kết quả lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Boubazine Abdelhamid – Đại sứ Algeria tại Việt Nam chia sẻ với báo chí trước thềm năm mới 2023: “Việt Nam, với tất cả những gì đã làm cho người dân của mình, các bạn có thể tự hào. Và tôi nghĩ người dân Việt Nam rất hạnh phúc, mọi người đều công nhận rằng Việt Nam là một đất nước rất an toàn”, bởi theo ông, “Việt Nam là một xã hội hòa bình, có giáo dục, không có bạo lực, người dân chan hòa”.
ĐỨC ĐÀO

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.