Thứ sáu Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024, 02:19:23

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Ngày đăng: 15/11/2021

Hơn 70 năm trước, vụ án Trần Dụ Châu-vụ án chống tham nhũng đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một vụ xét xử kịp thời, thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền non trẻ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo.

Một số sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế ngày 15-11

Sự kiện trong nước

 

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

 Nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: vtv.vn

Ngày 15-11-1923: Ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao. Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, quê ở thôn Hào Kiệt, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Văn Cao là một trong những nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Ông là tác giả của Quốc ca – bài “Tiến quân ca” bất hủ. Bài hát ra đời trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vào một giai đoạn lịch sử xứng đáng được gọi là bước ngoặt vĩ đại. Những người dân nô lệ đã rũ bùn đứng dậy, làm nên cuộc bão táp Cách mạng Tháng Tám.

Nhạc sĩ Văn Cao mất ngày 10-7-1995, tại Hà Nội.

Ngày 15-11-1951: Tại Xích Thổ (một xã miền núi thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), Trung đoàn 46 được thành lập. 

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Đoàn đại biểu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam trong vườn xoài ở Phủ Chủ tịch (15-11-1965). Ảnh: Tư liệu/TTXVN 

Ngày 15-11-1965: Đoàn đại biểu anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thǎm miền Bắc.

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Đồng chí Trường Chinh, Trưởng đoàn đại biểu miền Bắc và đồng chí Phạm Hùng, Trưởng đoàn đại biểu miền Nam ký văn kiện chính thức sau Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, ngày 21-11-1975. Ảnh: TTXVN 

Từ ngày 15-11 đến ngày 21-11-1975, tại thành phố Sài Gòn – Gia Định, Đoàn đại biểu miền Bắc tiến hành hội nghị Hiệp thương chính trị để bàn vấn đề thống nhất nước Việt Nam về mặt Nhà nước.

Ngày 15-11-1986: Ngọn đuốc “Vì hòa bình và trẻ em trên toàn thế giới” đến Hà Nội sau một cuộc hành trình 86 ngày đêm rước qua 45 nước và 65 thành phố lớn trên thế giới. 

Ngày 15-11-2004: Khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, trên diện tích 16.000m2.

Ngày 15-11-2005: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành việc giải mã gen vi-rút H5N1 trên gia cầm và người.

Sự kiện quốc tế

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Tàu Buran. Ảnh: Wikipedia

Ngày 15-11-1988: Tàu vũ trụ Buran, đối trọng của Liên Xô với tàu con thoi của NASA, được phóng lên không có người lái trong chuyến bay duy nhất.

Ngày 15-11-1988: Thành lập nhà nước Palestine.

Ngày 15-11-1901: Hátchinxơn (Hutchinson), người ở thành phố Niu Oóc (Mỹ) 26 tuổi, đã phát minh tai nghe điện. Đây là dụng cụ điện thanh đầu tiên cho người điếc sử dụng để làm to âm thanh. 

Theo dấu chân Người

Ngày 15-11-1921, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Hội Liên minh Nhân quyền Pháp trong thư đã đưa ra 7 yêu cầu cấp thiết đối với nhân dân Việt Nam lúc này là: Ân xá chính trị phạm, cải cách pháp luật, tự do báo chí và tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp, tự do xuất dương, du lịch ở nước ngoài… và đề nghị Hội tích cực can thiệp đòi Chính phủ Pháp thực thi những yêu cầu này. 

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

 Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Ngày 15-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam và căn dặn các học viên: “Anh em phải hết sức nghe mệnh lệnh của Chính phủ, trong công việc phải làm cho dân yêu mến và siêng năng hăng hái, làm gương cho đồng bào”. Cùng ngày, Bác dự Lễ khai giảng khóa đầu của Trường Đại học Việt Nam trên cơ sở tiếp thu Đại học Đông Dương.

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Chiếc áo trấn thủ. Ảnh: Hoàng Tuyết

Ngày 15-11-1946, Bác cảm ơn đồng bào đã nhiệt thành ủng hộ phong trào “Mùa Đông binh sĩ”: “Chiếc áo trấn thủ mà đồng bào sẽ gửi cho anh em binh sĩ, trong mùa rét này, chẳng những sẽ giúp anh em giữ được sức mạnh để bảo vệ đất nước, mà lại còn khiến anh em luôn luôn nhớ đến tình thân ái nồng nàn của đồng bào ở hậu phương”.

Ngày 15-11-1948, viết bài báo “Bệnh tự kiêu” đăng trên tờ “Sự Thật”, Bác yêu cầu: “Mỗi một người và tất cả mọi người chúng ta phải tẩy cho sạch bệnh tự kiêu, tự ái. Đó là hai thứ bệnh rất nguy hiểm cho đạo đức và công việc”.

Ngày 15-11-1951, trong “Lời kêu gọi ngụy binh quay về với Tổ quốc”, Bác viết: “Tôi thiết tha kêu gọi các người mau mau quay về với Tổ quốc, các người sẽ được đối đãi tử tế. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng”.

Ngày 15-11-1959, trong bài “Cần Kiệm” trên Báo Nhân Dân, Bác phân tích: “Cần để nâng cao không ngừng năng suất lao động. Kiệm để tích trữ thêm vốn, mở rộng sản xuất. Kiệm mà không Cần thì cũng vô ích. Cần mà không Kiệm thì tay không lại hoàn tay không”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Hơn 70 năm trước, đã có một vụ án chống tham nhũng đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một vụ xét xử kịp thời, thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền non trẻ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo. 

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Bài viết của nhà báo Hồng Hà về vụ án Trần Dụ Châu năm 1950 trên Báo Cứu Quốc. Ảnh tư liệu 

Vụ án được phát hiện từ bức thư của đại biểu Quốc hội – nhà thơ Đoàn Phú Tứ gửi tới Bác Hồ. Sau khi đọc kỹ bức thư, Hồ Chủ tịch đã trao cho Thiếu tướng Trần Tử Bình, lúc đó đang là Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra Quân đội. Bác nói: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi cho Bác, Bác đã đọc kỹ lá thư và rất đau lòng”, sau đó Bác giao cho Thiếu tướng chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc để xử lý. Trước chứng cứ sai phạm của Trần Dụ Châu, Hồ Chủ tịch dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”.

Tháng 9-1950, tại thị xã Thái Nguyên – Thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt xét xử Trần Dụ Châu và 2 đồng bọn can tội: “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”. Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối cao phạt án “tử hình”, đồng thời bị tước quân hàm Đại tá theo công lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau khi bị tuyên án tử hình, Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm việc với ông Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cung cấp, xét lá đơn của tử tù, Bác chỉ cho ông Trần Đăng Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?

– Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa…

– Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?

– Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi.

Bác gật đầu, nói: “Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”. Người đã bác đơn xin ân giảm của Trần Dụ Châu. Người cũng chỉ thị vụ án này phải được thông tin rộng rãi để nhân dân biết.

Ngày 15-11-1950, dự phiên họp của Chính phủ, nhân nói đến vụ án Trần Dụ Châu, Đại tá Giám đốc Nha Quân nhu bị tử hình vì tội tham ô… Bác phát biểu: “Về vụ Trần Dụ Châu, chúng ta phải chịu một phần trách nhiệm, chúng ta không có chính sách cán bộ đúng. Chúng ta sinh trưởng trong một xã hội lạc hậu, nhiễm thực dân phong kiến, xã hội cũ hám danh hám lợi, danh lợi dễ làm hư người… Bây giờ chúng ta dùng cán bộ để cải tạo xã hội mà không có chính sách cải tạo cán bộ, đó là khuyết điểm… Lúc tìm người phải tìm cả tài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cán bộ biết thương dân, tiếc của dân thì không xảy ra việc đáng tiếc… Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ. Quan niệm “thanh cao tự thủ” là không đủ… Phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo tự phê bình và phê bình” .

Câu chuyện về tham nhũng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc xử lý những cán bộ thoái hóa, biến chất đến nay vẫn là bài học kinh nghiệm còn nguyên giá trị. 

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo xã và Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) về công tác quy hoạch ruộng đất, ngày 25-1-1961. Ảnh: Tư liệu 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém". Người phê phán cán bộ thoái hóa, mô tả họ là những người “vác mặt quan cách mệnh” để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, “dán trên trán hai chữ cộng sản” để lòe dân. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm uốn nắn cán bộ, tránh cho họ khỏi đi vào con đường tham ô, lãng phí, quan liêu. Người gọi các tệ nạn đó là “giặc nội xâm”, coi loại giặc này nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm, vì nó phá ta từ bên trong.

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Bác Hồ nói chuyện tại buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính ở cơ quan Trung ương (6-2-1953). Ảnh tư liệu 

Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tha hóa quyền lực, nhất là lộng quyền, lạm quyền, lợi dụng quyền lực, tham ô, hống hách của cán bộ, đảng viên nói chung, trong công tác cán bộ nói riêng, Người đòi hỏi các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Thực tiễn cách mạng đã minh chứng, trong bất cứ thời kỳ nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ cũng đóng vai trò quyết định. Trong những năm gần đây, trước những biến chuyển nhanh chóng của thời cuộc, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.   

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

GS, TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: TTXVN 

Liên quan đến công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cố gắng xem xét một cách tổng thể, sắp xếp hợp lý nhất trong điều kiện có thể; căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ; cần chú trọng năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; kết hợp yêu cầu trước mắt với bước chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển”. 

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh công tác cán bộ. Ảnh: TTXVN  

Trước đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, hơn lúc nào hết, Đảng ta cần: Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, sự gương mẫu, tinh thần vì nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát, chống chạy chức, chạy quyền; không để lọt những người không xứng đáng, cũng không để sót những cán bộ thực sự có đức, có tài…

Kiên quyết đấu tranh, xử lý thật nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" và thực tế cho thấy, rất nhiều hành vi tham nhũng, tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống những năm qua đã được đưa ra ánh sáng và bị xử lý theo pháp luật.

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Ảnh: hanoimoi.com 

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí minh, để nhận diện suy thoái rộng hơn, nhấn mạnh đến vấn đề tiêu cực trong Đảng, trước hết là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm bao gồm 19 điều. Đảng viên vi phạm quy định này phải được xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

Quy định số 41-QĐ/TW về miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. Ảnh: TTXVN 

Cùng với đó, để ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Bộ Chính trị ra Quy định số 41-QĐ/TW về miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. Quy định của Bộ Chính trị quy định nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một bộ phận cán bộ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tham nhũng; mắc "bệnh thành tích”, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm…

Học tập và làm theo lời Bác dạy, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu cần nêu cao tính trung thực; thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện, có trách nhiệm nêu gương trước Đảng, trước dân.

Ngày này năm xưa trên Báo Quân đội nhân dân

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

 Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 149 ngày 15-11- 1954. 

Ngày 15-11- 1954, trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 149 có đăng thư “Hồ Chủ tịch khen ngợi các chiến sĩ và cán bộ của các đơn vị tiếp quản Thủ đô”.

 

Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác cán bộ?

 

(Theo QĐND online)

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.