Thứ sáu Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024, 12:09:43

Dụ hàng địch

Ngày đăng: 02/10/2018

QK2 – Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xứ ủy Bắc Kỳ đã chọn Mường Lai để thành lập lực lượng vũ trang tuyên truyền. Ngày 15-8-1945, đội du kích vũ trang tuyên truyền đã ra đời tại khu rừng Sim, Cổ Văn, xã Mường Lai gồm 24 đồng chí do đồng chí Đội Anh (Nông Văn Đích) làm chỉ huy.

Đêm ngày 9-5-1945, tại khu rừng sim Cổ Văn, lãnh đạo chủ chốt của đội du kích Cổ Văn đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ tọa của đồng chí Đội Anh. Tại đây, đội đã thống nhất nội dung chương trình hoạt động là: Tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân, thành lập đội du kích vũ trang tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ lương thực, thực phẩm, súng đạn, vũ khí cho đội du kích. Luyện tập quân sự chuẩn bị giúp chính quyền ở châu Lục Yên; vận động thanh niên tham gia vào đội du kích vũ trang tuyên truyền; mở kho thóc của Nhật chia cho nhân dân, vận động nhân dân ủng hộ lương thực vũ khí cho đội du kích.

Ngày 5-7-1945, đội du kích Cổ Văn xuất quân xuôi xuống Làng Giàng (Xuân Long) rồi từ đây ngược lên theo đường ven bờ Sông Chảy tiến về châu lỵ Lục Yên. Ngày 7-7-1945, đội du kích bắt được quan châu Trần Lê Nghiêm đang cùng vợ con đi mảng xuôi về Yên Bái. Đội Anh một mặt ra lệnh cho toàn đơn vị khẩn trương bí mật tiến về bao vây đồn Lục Yên, một mặt cử đồng chí Hoàng Triều Cống mang thư của Việt Minh và của quan tri châu Trần Lê Nghiêm vào dụ hàng địch trong đồn. Ngày 8-7-1945, đồng chí Hoàng Triều Công mang thư dụ hàng vào đồn gặp quan quản đồn. Trước khí thế của cách mạng, lại hoang mang vì quan châu đã bỏ đồn về xuôi nay lại nhận được thư dụ hàng của Việt Minh và của chính quan châu, quản đồn đã lệnh cho binh lính hạ vũ khí và trao đồn cho quân cách mạng. Châu Lục Yên hoàn toàn giải phóng, quản đồn và một số binh lính giác ngộ cách mạng đã xin ra nhập đội du kích Cổ Văn.

Sau khi giải phóng châu Lục Yên, tham gia thành lập Uỷ ban kháng chiến lâm thời huyện và xã, đội du kích Cổ Văn trở về căn cứ để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới tại vùng chiến khu. Tại đây diễn ra cuộc mít tinh lớn của đông đảo đồng bào chào mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Lúc này quân số của đội du kích đã lên đến 200 người.

Đội du kích Cổ Văn sau hợp với bộ đội chủ lực đi khắp các chiến trường tham gia nhiều chiến dịch lớn trong đó có chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Nhiều chiến sĩ trong đội do có lòng dũng cảm, thông minh mưu trí nên được anh em trong đơn vị suy tôn bằng những cái tên trìu mến như: Ông tướng cầm cờ Nông Văn Liên, có người bọn giặc nghe thấy tên đã hoảng sợ như Cai Thiết, Cai Bộ, có người được truyền tụng như một nữ tướng Nguyễn Thị Tuyết Mai, ông Hoàng Triều Cống được ca ngợi tay không cướp đồn giặc.

THU HUYỀN (Tổng hợp)

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.