Thứ năm Ngày 25 Tháng 04 Năm 2024, 05:32:31

Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng

Ngày đăng: 30/05/2017

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” ngay sau khi ban hành, đã nhanh chóng nhận được sự đồng tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân cả nước. Sự quan tâm đó, đặc biệt thu hút sự ủng hộ tích cực của đông đảo đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ – Những trụ cột tương lai của đất nước và mọi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong LLVT – Những người đang trực tiếp giữ gìn, bảo vệ thành quả cách mạng và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

Cơ quan chức năng Cục Chính trị QK kiểm tra sổ sách công tác xây dựng đảng tại Trung đoàn 652.

Cơ quan chức năng Cục Chính trị QK kiểm tra sổ sách công tác xây dựng đảng
tại Trung đoàn 652.

Điều đáng mừng là, quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết, không những góp phần làm cho cán bộ, đảng viên hiểu sâu, nắm chắc tính đúng đắn về đường lối, quan điểm và những thành tựu lãnh đạo đất nước của Đảng ta đạt được trong hơn 87 năm qua; đồng thời, chỉ ra quy luật phát triển của Đảng, là xây dựng phải đi đôi với tự chỉnh đốn, tự sửa chữa…, đó là việc làm thường xuyên của Đảng, để Đảng ta ngày một trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Từ đó, chỉ ra cho mọi người hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung của việc ban hành và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), là nhằm “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, để kịp thời sửa chữa, khắc phục.
Mặc dù Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) mới được triển khai thực hiện trong toàn Đảng, nhưng những kết quả thu được là rất quan trọng, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn tham ô, tham nhũng; sự tha hóa, biến chất; bè phái, cục bộ, xa rời mục tiêu, lý tưởng cộng sản… ở một bộ phận cán bộ, đảng viên. Điều đó, cho thấy ý nghĩa, tầm nhìn chiến lược, giá trị lịch sử của nghị quyết đem lại là rất đúng đắn và kịp thời, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân đối với Đảng. Từ đó mà nhiều tập thể, cá nhân có khuyết điểm, sai phạm liên quan tới trách nhiệm quản lý, điều hành đã được phát hiện, xử lý, chấn chỉnh nghiêm khắc, đúng người, đúng việc. Ý thức trách nhiệm, sự đoàn kết, thống nhất trong mỗi tổ chức đảng và ở từng cán bộ, đảng viên cũng luôn được đề cao. Các chế độ làm việc, gặp gỡ, tiếp xúc, nắm bắt tình hình, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cấp dưới; dân chủ bàn bạc, đề xuất các biện pháp lãnh đạo, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong cấp mình và tham mưu, báo cáo, đề nghị lên cấp trên được tổ chức thực hiện chặt chẽ, thành nền nếp, bảo đảm đúng quy trình, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Thái độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành… cũng có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện rõ sự văn minh, lịch sự, gần gũi, cởi mở, giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ người dân hiểu và thực hiện theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, góp phần xây dựng một xã hội kiến tạo, văn minh, năng động, sâu sát, gần dân, nói và làm theo hiến pháp và pháp luật. Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo gắn với cá nhân phụ trách ở các cấp cũng được thực hiện nghiêm túc, phân rõ trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng… Do đó, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đã được nâng cao; niềm tin của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đối với Đảng không ngừng được củng cố và tăng cường; tạo động lực cổ vũ, động viên mọi người thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững toàn diện.
Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng không ngừng phát huy hiệu quả, hiệu lực và trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, tạo sự chuyển biến tích cực, sâu rộng trong toàn xã hội; là cơ sở để mỗi cấp ủy, cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, kiểm điểm, đánh giá chính xác, khách quan về các vấn đề thuộc công tác lãnh đạo của Đảng thì trước hết phải nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, bí thư các cấp ủy đảng, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương. Định kỳ tiến hành báo cáo, kiểm điểm, đánh giá chính xác, thực chất kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng, đảng viên so với nghị quyết và kế hoạch phấn đấu, rèn luyện của từng đảng viên. Quá trình kiểm điểm, phê bình phải thực hiện có nền nếp, trở thành phương châm hành động, nếp nghĩ, nếp làm thường xuyên, nghiêm túc; đoàn kết trong đấu tranh, vì sự vững mạnh của tổ chức và lợi ích của tập thể. Tránh tư tưởng dân chủ hình thức, hoặc né tránh đấu tranh. Trong sinh hoạt lãnh đạo, kiểm điểm, kiểm tra, phê bình phải được chuẩn bị kỹ nội dung, đúng nguyên tắc; kết luận, phân công giao nhiệm vụ phải chặt chẽ, rõ ràng; định hướng chỉ ra cho cấp ủy, đảng viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, biện pháp sửa chữa, khắc phục cụ thể, sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ, chức trách được giao. Cùng với đó, cấp ủy các cấp phải chủ động xây dựng, kiện toàn đầy đủ quy chế lãnh đạo trong các nhiệm vụ trọng yếu. Có như vậy nghị quyết Trung ương mới phát huy tốt hiệu lực, góp phần làm lành mạnh hóa bộ máy lãnh đạo của Đảng ở các cấp; kịp thời củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng trong tình hình mới.
Bài, ảnh: VŨ HẢI

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.