Thứ sáu Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024, 12:55:15

Đẩy mạnh Phong trào thi đua Quyết thắng xây dựng Sư đoàn VMTD, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

Ngày đăng: 30/05/2018

Cách đây 70 năm, ngày 11-6-1948, Bác Hồ kính yêu đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” nhằm động viên nhân dân ta “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” và thực hiện thành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Lời kêu gọi đó đã trở thành lời hiệu triệu thôi thúc hàng triệu người dân Việt Nam yêu nước không quản ngại hy sinh, gian khổ, hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm chống giặc đói, giặc dốt và dũng cảm kiên cường trong chiến đấu diệt giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc làm nên những chiến thắng vẻ vang ghi vào lịch sử dân tộc như những Bạch Đằng, Chi Lăng ở thế kỷ XX.

Sư đoàn 313 thực hiện chế độ SSCĐ.

70 năm đã trôi qua, nhưng Lời kêu gọi của Người vẫn đầy tính hiện thực, thúc giục tinh thần thi đua của mỗi người Việt Nam yêu nước đoàn kết, đồng lòng cống hiến sức lực, trí tuệ, tài năng thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Là 1 trong những Đại đoàn chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam ra đời trong bão táp cách mạng, được tôi luyện thử thách qua 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. 67 năm qua thấm nhuần sâu sắc Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác, cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 316 đã biến những nhiệm vụ cụ thể thành các phong trào hành động cách mạng, góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Động lực của các phong trào thi đua đã vun đắp ý chí, xây dựng niềm tin, nâng bước dấu chân cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn trên mọi miền chiến dịch từ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), nơi ghi dấu ấn đậm nét bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm của cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn với tiếng nổ của quả bộc phá nghìn cân đánh dấu sự thất bại của tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ; đến Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) nơi tỏa sáng tinh thần thi đua yêu nước của cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn quyết tâm giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất Đất nước với trận mở màn, then chốt đánh bại Sư đoàn 23 Ngụy, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột mở toang cánh cửa tiến quân về Sài Gòn; cùng với đó Sư đoàn đã nêu cao tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình” trở thành 1 trong những đơn vị đầu tiên của Quân đội ta làm nhiệm vụ quốc tế sớm nhất và dài nhất trên đất Bạn Lào anh em, nơi cán bộ – chiến sỹ Sư đoàn đồng cam, cộng khổ thi đua giết giặc, trừ gian vì sự nghiệp cách mạng chung, tô thắm thêm tình đoàn kết gắn bó thủy chung của quân và dân 2 nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới, trở về đóng quân trên địa bàn Tây Bắc của Tổ quốc, một địa bàn chiến lược trọng yếu, với nhiệm vụ chính trị trung tâm là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác, để có thể hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn luôn xác định phải tăng cường quán triệt và nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng, tính hiện thực của lời kêu gọi thi đua ái quốc và phong trào TĐQT, xác định đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

Từ nhận thức như vậy, trong những năm qua Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn đã  triển khai toàn diện, đồng bộ các nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua yêu nước, nhiều chủ trương, biện pháp, cách làm cụ thể, thiết thực làm cho các phong trào thi đua thực sự thấm sâu vào nhận thức và trở thành động lực thúc đẩy cán bộ, chiến sỹ vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Để làm được điều này, trong những năm qua ngoài các biện pháp đã trở thành “nền tảng” Sư đoàn đã phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và đưa ra nhiều cách làm sáng tạo như: Hàng năm thường xuyên cập nhật và xuất bản cuốn “Sổ tay chiến sỹ”, phát hành phim lịch sử truyền thống Sư đoàn “Những chặng đường chiến thắng vẻ vang”, đĩa phim “Sáng mãi những tấm gương tuổi trẻ Sư đoàn 316 anh hùng”, đây thực sự trở thành những cẩm nang có giá trị, định hướng người đọc, người xem thi đua học tập và làm theo những tấm gương bình dị, cao quý, những điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ và kết quả phong trào thi đua quyết thắng, từ đó đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần giáo dục, động viên bộ đội phát huy truyền thống, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đồng sức, đồng lòng nỗ lực phấn đấu thi đua vươn lên giành nhiều thành tích hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ.

Thấm nhuần sâu sắc nội dung, chỉ tiêu các phong trào thi đua, cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn luôn phát huy tốt tinh thần thi đua yêu nước bằng những hành động cụ thể. Điển hình như vào dịp Tết âm lịch năm 2010, khi mọi người, mọi nhà đang chuẩn bị đón một mùa xuân mới, cùng lúc đó đơn vị nhận nhiệm vụ chữa cháy rừng Hoàng Liên ở Sa Pa – Lào Cai, rừng Tà Sùa ở Sơn La, gác lại tất cả 100% cán bộ, chiến sỹ đã đăng ký tham gia, nhiều đồng chí sức khỏe không tốt vẫn xung phong lên đường thực hiện nhiệm vụ. Khí thế thi đua sôi nổi giúp mỗi cán bộ, chiến sỹ tạm xa niềm vui tết đến xuân về, hăng hái lên đường thực hiện nhiệm vụ, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai và Sơn La.

Hay như năm 2017 khi tham gia giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả lũ quét tại tỉnh Yên Bái. Đây là 1 nhiệm vụ khó khăn và đặc biệt nguy hiểm, nhiều đồng chí phải ở nhà vẫn quyết tâm xin đi để thực hiện nhiệm vụ này. Để thấy rằng, nếu không có động lực và quyết tâm thi đua đúng đắn thì không thể có những hành động thực sự đáng biểu dương đến như vậy. 3 tuần sát cánh cùng nhân dân với quyết tâm “vượt thời gian, vượt định mức”, TX. Nghĩa Lộ, TT. Mù Cang Chải/tỉnh Yên Bái trước khi bộ đội 316 lên gần như bị vùi lấp dưới đống đổ nát, xong đã được “hồi sinh” như lời đồng chí Vũ Văn Tiến, Hiệu trưởng trường THPT Mù Cang Chải trong thư gửi cảm ơn cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn ngày 15/7/2017 vừa qua.

Hàng năm, căn cứ vào phong trào thi đua Đảng ủy Sư đoàn và cấp ủy các cấp đã xác định chủ trương, nội dung, biện pháp lãnh đạo công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng. Chỉ đạo tổ chức phát động, đăng ký giao ước thi đua chặt chẽ, tổ chức đăng ký tới từng tập thể, cá nhân. Quá trình thực hiện luôn gắn phong trào thi đua Quyết thắng với các phong trào, các cuộc vận động của các ngành… Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và luôn bám sát nhiệm vụ, linh hoạt điều chỉnh, bổ sung nội dung, chỉ tiêu thi đua sát với yêu cầu nhiệm vụ đơn vị. Khắc phục triệt để tình trạng “phát” nhưng không “động” thông qua tăng cường kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh của cấp ủy, chỉ huy các cấp, làm cho công tác thi đua, khen thưởng và phong trào TĐQT đi vào thực chất, đúng định hướng, có chiều sâu, ngày càng vững chắc.

Thường xuyên đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tập trung hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị trung tâm, giải quyết khâu yếu, mặt yếu, việc khó, việc mới; nâng cao hiệu quả tham mưu, đề xuất, tư vấn của Hội đồng (tổ) thi đua các cấp; đổi mới phương pháp nhận xét, chấm điểm và tăng cường khen thưởng đột xuất. Việc chấm điểm được thực hiện theo phương thức: chấm chéo, chấm ngược – cơ quan chấm điểm đơn vị, đơn vị chấm điểm cho cơ quan, các cơ quan chấm điểm cho nhau và chỉ huy Sư đoàn chấm điểm cơ quan…điều đó bảo đảm sự khách quan, chính xác, tạo ra môi trường thi đua lành mạnh.

Thực hiện phương châm “cụ thể, phù hợp, hiệu quả”, Sư đoàn đã hướng phong trào TĐQT vào thực hiện “Ba khâu đột phá” trọng tâm là nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, XDCQ-RLKL gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 (Khóa XII); Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị; Chỉ thị 87, Chỉ thị 788 của Quân ủy Trung ương và các phong trào thi đua, cuộc vận động của các cấp, các ngành. Từ đây phong trào thi đua được phát động và thực hiện có nền nếp đem lại hiệu quả thiết thực như PTTĐ “Vượt nắng, thắng mưa say sưa luyện tập”, “Huấn luyện giỏi, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm”. Chính từ trong PTTĐ đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo như: mô hình “Tự soi, tự sửa”;“3 có, 3 không”;“3 đồng hành 1 mục tiêu”, “3 cùng 2 trước 2 sau”; “Mỗi tuần ghi nhớ một câu chuyện kể về Bác Hồ, một lời dạy của Bác”… Qua đó sức mạnh tổng hợp, trình độ khả năng SSCĐ, chất lượng huấn luyện, XDCQ, chấp hành kỷ luật của Sư đoàn không ngừng được nâng lên, kết quả kiểm tra huấn luyện hàng năm 100% đạt yêu cầu, có từ 80-83% khá, giỏi, trong diễn tập, tham gia hội thi, hội thao các cấp đều đạt kết quả cao.

Hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngoài việc tổ chức các hoạt động thi đua thường xuyên, để thu hút cán bộ, chiến sỹ vào các hoạt động thực tiễn, nhằm phát huy tính sáng tạo, tinh thần đoàn kết, quyết tâm và đặc biệt là cụ thể hóa các nội dung thi đua vào thực tiễn, Sư đoàn đã triển khai các mô hình phù hợp với tâm lý tuổi trẻ như: “Câu lạc bộ tuyên truyền nét đẹp văn hóa các dân tộc Tây Bắc”, “Câu lạc bộ dân vũ”… Các mô hình này tuy mới thành lập, song đã phát huy tác dụng và thu hút đông đảo đoàn viên tham gia.

Trong công tác thi đua chúng tôi đặc biệt quan tâm tới công tác khen thưởng, coi đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ hơn nữa; thực tế cho thấy nếu chỉ phát động mà không có sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng và phê bình kịp thời thì chất lượng phong trào thi đua chưa đạt được mục đính, yêu cầu đề ra, không tạo được động lực thúc đẩy thi đua trong đơn vị. Gắn việc thực hiện các phong trào thi đua với công tác nhận xét, đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng, nhận xét cán bộ hàng năm. Kịp thời phát hiện nhân rộng các điển hình tiên tiến, đề nghị, xét điều động, bổ nhiệm những cán bộ có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua. Thông qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ các cấp có điều kiện phát triển, đồng thời đây cũng chính là tấm gương cho cán bộ, chiến sỹ học tập, noi theo. Đầu tháng 5 vừa qua, Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) họp và chỉ rõ: Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ thực tiễn và phong trào thi đua. Như vậy thực tiễn tổ chức và duy trì hoạt động thi đua của đơn vị cũng đã quán triệt đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương và cũng chứng minh tính hiệu quả, thiết thực.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, việc đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua yêu nước nói chung và phong trào TĐQT nói riêng đã và đang đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi sự sáng tạo, bám sát thực tiễn đưa nội dung, chỉ tiêu thi đua thực sự đến với mỗi con người cụ thể. Để thực hiện tốt nội dung, chỉ tiêu các phong trào thi đua, tôi xin được trao đổi với hội nghị một số kinh nghiệm đúc rút từ PTTĐ của Sư đoàn 316 như sau:

Một là, cấp uỷ, chỉ huy đơn vị cần nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng là động lực xây dựng đơn vị VMTD, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Thường xuyên giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, chỉ tiêu thi đua, từ đó xây dựng động cơ thi đua đúng đắn trong từng cơ quan, đơn vị.

Hai là, tổ chức các phong trào thi đua phải chặt chẽ; kết hợp giữa thi đua thường xuyên với thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề, cao điểm, đột kích), đột phá vào khâu yếu, mặt yếu để khắc phục, tạo sự chuyển biến vững chắc về chất lượng xây dựng đơn vị VMTD.

Ba là, phong trào TĐQT phải tập trung thực hiện tốt khâu đột phá: Về SSCĐ, huấn luyện, diễn tập; rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy, gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh bộ đội Cụ Hồ”  và các phong trào các cuộc vận động lớn của quân đội, địa phương.

Bốn là, phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác thi đua với công tác khen thưởng, công tác khen thưởng với công tác cán bộ và chính sách; tăng cường khen thưởng đột xuất, khen thưởng hội thi, hội thao. Sớm phát hiện, biểu dương gương người tốt, việc tốt, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến.

Thượng tá Nguyễn Ngọc Ngân, Phó Chính ủy Sư đoàn 316

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.